Giúp thanh nhiệt,giải độc, giảm tình trạng nóng trong.
Giúp giảm các triệu chứng nhiệt miệng lưỡi, lợi sưng đau,đau họng, nổi ban, mẩn ngứa, rôm sảy, nổi mề đay do nóng trong.
1.THÀNH PHẦN:
Kim ngân hoa:………..………500mg
Actiso………………….………..500mg
Đơn đỏ………….………………500 mg
Sài đất………….……….…….300 mg
Sa sâm……………..……….….300 mg
Sinh địa……………….….…….300 mg
Đương quy…………….……….300 mg
Rau má………………………….200 mg
Hoàng bá……….………..……..200 mg
Cỏ nhọ nhồi………….….……200 mg
Mạch môn………………………200 mg
Huyền sâm…………………….200 mg
Tri mẫu…………………………..200 mg
Mẫu đơn bì………………………100 mg
Cam thảo…………………………100 mg
Phụ liệu: Saccharose, hương liệu vừa đủ 10 ml
2.CÔNG DỤNG:
Giúp thanh nhiệt,giải độc, giảm tình trạng nóng trong.
Giúp giảm các triệu chứng nhiệt miệng lưỡi, lợi sưng đau,đau họng, nổi ban, mẩn ngứa, rôm sảy, nổi mề đay do nóng trong.
3. CƠ CHẾ TÁC DỤNG:
KIM NGÂN HOA
Tên khoa học: Flos Lonicerae
Tính vị: Vị ngọt, tính hàn
Quy kinh: Đại trường, phế, vị
Công năng: Thanh thấp nhiệt, tán phong nhiệt, giải nhiệt độc
Thành phần hóa thực vật: Flavonoid, saponin, …
Tác dụng đối với chứng nhiệt miệng: Thanh nhiệt độc ở tràng vị, kháng viêm, có tác dụng như một kháng sinh thực vật
ACTISO
Tên khoa học: Cynara scolymus
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát
Quy kinh: Can, đởm
Công năng: Lợi mật, chỉ thống
Thành phần hóa thực vật: caffeic acid, caryophyllene, cynarin, …
Tác dụng đối với nhiệt miệng: Tác dụng lên thể nhiệt miệng do can khí uất kết
ĐƠN ĐỎ
Tên khoa học: Excoecaria cochichinensis Lour (họ Thầu Dầu, Euphorbiaceae)
Tính vị: Vị đắng, tính mát
Công năng: Thanh nhiệt giải độc, hành khí, giảm đau, hoạt huyết hóa ứ.
Thành phần hóa thực vật: Lupeol, acid ferulic, pyrocatechic…
Tác dụng đối với nhiệt miệng: Thanh nhiệt độc, giảm đau, tiêu viêm
SÀI ĐẤT
Tên khoa học: Wedelia chinensis (Osb.) Merr. Họ Cúc (Asteraceae)
Tính vị: Vị ngọt, hơi chua, tính mát
Quy kinh: Can và thận
Công năng: Thanh nhiệt giải độc, hóa đàm, chỉ khái, lương huyết, chỉ huyết, khử ứ, tiêu thũng.
Thành phần hóa thực vật: wedelolacton, saponin triterpen, …
Tác dụng đối với nhiệt miệng: Giải nhiệt độc, kháng khuẩn, tiêu viêm, … vừa giải quyết nguyên nhân gây lở miệng, vừa giúp vết lở ở miệng mau lành.
SA SÂM
Tên khoa học: Radix glehniae
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn
Quy kinh: Phế, vị
Công năng: Dưỡng âm, thanh phế, ích vị, sinh tân, khử đờm
Thành phần hóa thực vật: Tinh dầu, alkaloid
Tác dụng đối với nhiệt miệng: Thanh vị nhiệt, giảm đau, giảm triệu chứng trong chứng nhiệt miệng.
Sinh địa, Đương quy, Rau má, Hoàng bá, Cỏ nhọ nồi, Mạch môn, Huyền sâm, Tri mẫu, Mẫu đơn bì, Cam thảo: Các dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, hoạt huyết hóa ứ, kháng khuẩn, tiêu viêm, …
Tổng hợp các dược liệu trên, bài thuốc có tác dụng:
Thanh nhiệt, giải độc, giảm tình trạng nóng trong.
Giúp giảm các triệu chứng nhiệt miệng lưỡi, lợi sưng đau, đau họng, nổi ban, mẩn ngứa, rôm sảy, nổi mề đay do nóng trong.
4. NGUYÊN NHÂN NHIỆT MIỆNG:
Theo Y học cổ truyền, chứng nhiệt miệng có thể do các nguyên nhân sau:
Tràng vị nhiệt; dương thịnh, âm dịch thiếu hoặc ăn uống nhiều chất cay nóng, béo ngọt, rượu bia, tràng vị tích nhiệt, tân dịch bị nung đốt, táo nhiệt sinh chứng nhiệt miệng
Cách trị: Tư âm tả nhiệt, tăng dịch nhuận tràng
Bài thuốc: Tăng dịch ma nhân thang
Can khí uất kết, khí uất hóa hỏa, can âm suy, hỏa hư bốc lên.
Cách trị: Sơ can, thanh nhiệt, dưỡng âm
Bài thuốc: Sơ can thanh nhiệt thang
Tâm tỳ nhiệt độc, theo kinh lạc chưng đốt lên miệng
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc
Bài thuốc: Lục đậu kê đản ẩm
Theo Y học hiện đại:
Sự rối loạn hormon và hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu là yếu tố quan trọng dẫn đến chứng nhiệt miệng. Những rối loạn này có thể do các nguyên nhân sau
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Sắt, acid folic…
Tâm lý căng thẳng
Phụ nữ sau sinh, thời kỳ mãn kinh hoặc trong giai đoạn mang thai
Dị ứng thuốc, thực phẩm
Ngộ độc kim loại nặng
Chấn thương nhiễm trùng (chủ yếu là do vi khuẩn kỵ khí)
5. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
Trẻ em và người lớn bị nóng trong biểu hiện: nhiệt miệng, miệng môi sưng đau, sưng lợi, đau họng, mẩn ngứa, rôm sảy, người mệt mỏi, chán ăn
Người uống rượu bia nhiều, người ăn nhiều đồ cay nóng, người làm việc trong môi trường độc hại
6. CÁCH DÙNG:
– TRẺ TỪ 6 THÁNG – 2 TUỔI: ngày uống 1 ống
– TRẺ TỪ 2 – 6 TUỔI: ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ống
– TRẺ TỪ 6 – 10 TUỔI: ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ống
– Thiếu niên và người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 ống
– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, để xa tầm tay trẻ em.
– Thời hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, NSX và HSD có ghi trên vỏ hộp của sản phẩm