Giỏ hàng

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không đủ giấc và hay vặn mình

Bé ngủ hay vặn mình, giật mình và không sâu giấc là một trong các hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để tìm ra được nguyên nhân và cách xử lý các hiện tượng này ở trẻ. Các mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.

1. Sinh lý giấc ngủ của trẻ nhỏ:

Đối với trẻ nhỏ, các mẹ cũng cần nắm rõ được sinh lý giấc ngủ dành cho các con như thế nào là đúng và đủ để theo dõi thời lượng giấc ngủ của con.

Tùy thuộc vào từng độ tuổi mỗi giai đoạn mà các bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau như:

  • Trẻ sơ sinh: Số giờ ngủ đêm là 9h, số giờ ngủ ngày là 9h.
  • Trẻ 1 tháng: Số giờ ngủ đêm là 9h, số giờ ngủ ngày là 9h.
  • Trẻ 3 tháng: Số giờ ngủ đêm là 8,5h, số giờ ngủ ngày là 8h.
  • Trẻ 6 tháng: Số giờ ngủ đêm là 10h, số giờ ngủ ngày là 4,25h.
  • Trẻ 12 tháng: Số giờ ngủ đêm là 11h, số giờ ngủ ngày là 2,75h.
  • Trẻ 18 tháng: Số giờ ngủ đêm là 11h, số giờ ngủ ngày là 2,5h.
  • Trẻ 2 -3 tuổi: Số giờ ngủ đêm là 11h, số giờ ngủ ngày là 2h.
  • Trẻ 3 – 5 tuổi: Số giờ ngủ đêm là 10h, số giờ ngủ ngày là 2h.

Trên đây là bảng thời gian ngủ chuẩn nhất dành cho các bé độ tuổi từ 0 -5 tuổi. Với các bé sơ sinh thì các mẹ cần lưu ý chia giấc ngủ dài của bé thành nhiều giấc ngủ ngắn tầm 3 -4 tiếng để giúp điều chỉnh giờ đi ngủ của bé giúp bé ngủ ngon hơn.

2. Nguyên nhân bé ngủ hay vặn mình, giật mình và ngủ không sâu giấc:

Nhiều mẹ thường hay thắc mắc không hiểu các lí do tại sao các bé lại thường xuyên bị vặn mình, giật mình và ngủ không sâu giấc. Một số nguyên nhân chính được các chuyên gia trên web:sonno.vn giải thích như sau:

  • Do trẻ ngủ trên nệm quá cứng, gối đầu cao hay tư thế ngủ khiến trẻ không được thoải mái cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
  • Do phòng ngủ của trẻ không được thoáng mát và có ít ánh sáng, vì vậy các mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày.
  • Do trẻ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết như kẽm, canxi,… vì vậy các mẹ cần bổ sung thêm vitamin D3, canxi và kẽm trong chế độ dinh dưỡng của bé.
  • Do trẻ bị rối loạn giấc ngủ.
  • Do trẻ không được cho bú no trước khi ngủ, vì nếu không được bú no thì lúc ngủ trẻ sẽ nhanh đói và thức giấc. Vì vậy trước khi bé đi ngủ, các mẹ nên đảm bảo cho con được bú no, bởi dạ dày của trẻ còn bé vì thế mỗi lần trẻ bú được rất ít. Sau khoảng 3 tháng thì tình trạng này sẽ tự hết, khi đó các mẹ có thể cho bé ăn dặm nhẹ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hơn giúp bé phát triển khỏe mạnh.

3. Giải pháp giúp bé hết vặn mình, giật mình và ngủ ngon giấc:

Trẻ ngủ không ngon giấc, hay vặn mình và quấy khóc đêm thường do rất nhiều nguyên nhân, nên giải pháp giúp bé hết vặn mình, giật mình là các mẹ cần xác định được các nguyên nhân khiến bé bị giật mình,  vặn mình là gì từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục như:

  • Cho bé ăn uống no đủ, đúng trước khi bắt đầu giấc ngủ.
  • Kiểm tra không gian, nhiệt độ nơi phòng của bé ngủ xem đã đủ ấm, đủ nhiệt độ và chăn ga đủ mềm không.
  • Còn trong trường hợp bé bị thiếu các chất vitamin C, D thì mẹ cần bổ sung luôn kịp thời. Tuy nhiên trong trường hợp này mẹ cần nên nhờ sự tư vấn của Bác sỹ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Ngoài những biện pháp trên, các mẹ có thể tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Việc sử dụng thảo dược điều trị trẻ hay vặn mình, quấy khóc đêm đang trở thành xu hướng được ưa chuộng từ Châu Âu tới Việt Nam bởi tính hiệu quả và an toàn của nó. Tuy nhiên, phụ huynh nên lựa chọn những loại thảo dược chuẩn hóa châu Âu và được kiểm định chặt chẽ theo tiêu chuẩn CGMP-Hoa Kỳ về hàm lượng hoạt chất, không dư lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

 

Danh mục tin tức

Từ khóa

Facebook Google+ Top