Giỏ hàng

Trẻ em có nên dùng kem chống nắng không?

Trong ánh có chứa tia UV cực kỳ nguy hại cho làn da. Ở người trưởng thành, nếu thường xuyên sử dụng kem chống nắng có thể hạn chế được phần nào các tác hại mà tia UV gây ra, còn ở trẻ em thì thế nào, trẻ em có nên dùng kem chống nắng không?

Tính chất làn da của trẻ em so với người trưởng thành

Từ 1 đến 3 tuổi, lớp sừng ở thượng bì của da rất mỏng và ít melanin, do đó da bé hoàn toàn không có khả năng chống lại bức xạ của tia cực tím.

Ở tuổi lên 4, làn da trẻ đã bắt đầu có sự phát triển mặc dù vẫn còn mỏng và ít sắc tố da hơn người lớn. Chính vì thế, cơ chế...

Trong ánh có chứa tia UV cực kỳ nguy hại cho làn da. Ở người trưởng thành, nếu thường xuyên sử dụng kem chống nắng có thể hạn chế được phần nào các tác hại mà tia UV gây ra, còn ở trẻ em thì thế nào, trẻ em có nên dùng kem chống nắng không?

Tính chất làn da của trẻ em so với người trưởng thành

Từ 1 đến 3 tuổi, lớp sừng ở thượng bì của da rất mỏng và ít melanin, do đó da bé hoàn toàn không có khả năng chống lại bức xạ của tia cực tím.

Ở tuổi lên 4, làn da trẻ đã bắt đầu có sự phát triển mặc dù vẫn còn mỏng và ít sắc tố da hơn người lớn. Chính vì thế, cơ chế tự bảo vệ cũng như hàng rào bảo vệ da vẫn còn hạn chế, làn da vẫn rất nhạy cảm với tia UV.

Ở độ tuổi lên 4, làn da bắt đầu hoàn thiện từ từ nhưng vẫn còn rất nhạy cảm

Từ 12 tuổi, da trẻ bắt đầu hoàn thiện dần về cấu trúc và chức năng tương ứng như da người lớn.

Ở tuổi dậy thì, sự thay đổi hoormone trong cơ thể cũng khiến da có những biến đổi nhất định, nhất là hoạt động của các tuyến dầu nhờn và sự hình thành của mụn. Hiện tượng này thường biến mất khi trưởng thành, mặc dù một vài trường hợp, đặc biệt là phụ nữ, mụn có thể theo xuyên suốt đến tuổi trung niên và hơn nữa.

Thêm vào đó, tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể của bé lớn hơn khối lượng cơ thể nên sự nhạy cảm hấp thu ánh nắng qua da của bé cũng cao hơn người lớn rất nhiều. Vì thế nếu bé thường xuyên phơi nắng trong những năm đầu đời sẽ làm gia tăng số sắc tố da và dễ gây ra nhiều đột biến di truyền khác.

Có nên cho trẻ dùng kem chống nắng sớm?

Tiến sĩ Eleni Linos, phó giáo sư da liễu tại Đại học California, San Francisco, cho biết: “Da bị cháy nắng sớm khi trẻ còn nhỏ sẽ có nguy cơ gây ung thư da khi lớn hơn. Những vết cháy nắng này thực sự nguy hiểm hơn nhiều so với cháy nắng ở người trưởng thành. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải bảo vệ làn da của trẻ dưới tác động của ánh nắng mặt trời.”

Da trẻ em rất mong manh, nhạy cảm với ánh nắng, đặc biệt là thành phần tia tử ngoại UVA và UVB. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học chỉ ra nguyên nhân là do da trẻ chỉ bằng 1/5 da người lớn, lớp sừng phía ngoài cùng của biểu bì mỏng hơn, tế bào sắp xếp ít chặt chẽ hơn, hắc tố bào chưa phát triển đầy đủ, ít hoạt động dẫn đến việc duy trì độ ẩm ít hiệu quả cũng như chức năng bảo vệ da trước tác động môi trường kém hiệu quả, dễ nhạy cảm với các tia UV.

Do đó, các bác sĩ da liễu khuyến cáo cha mẹ nên bảo vệ trẻ tránh khỏi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi trưa đặc biệt là nắng hè gay gắt. Nếu phải đi ra ngoài nên mặc quần áo rộng rãi, dày và các dụng cụ bảo vệ khác. Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, bố mẹ đã có thể bôi kem chống nắng có hàm lượng SPF tối thiểu là 15 trên mặt, mu bàn tay của em bé.

Với trẻ từ 1 tuổi trở lên việc bôi kem chống nắng cho bé khi đi ra ngoài là điều cần thiết để bảo vệ làn da mỏng manh của bé. 

Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị không sử dụng kem chống nắng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi; tốt hơn hết là giữ chúng trong bóng râm. Bởi lúc này, da bé vẫn còn rất non nớt trước tác hại của tia UV và các thành phần có trong kem chống nắng, dù là kem chống nắng vật lý hay hoá học.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi cho bé dùng kem chống nắng. Các loại kem chống nắng có chứa titanium dioxide hoặc oxit kẽm, thường được gọi là kem chống nắng khoáng là những sản phẩm thuộc vào hàng an toàn để sử dụng và được FDA chấp thuận cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bởi chúng ít có khả năng kích thích da nhạy cảm của bé. Tuyệt đối không được cho trẻ dùng các loại kem có chứa thành phần làm từ oxybenzone hay retinyl palmitate.

Ngoài ra, bố mẹ nên bảo vệ trẻ khỏi tia UV bằng cách trang bị thêm áo sơ mi dài tay, kính râm, mũ rộng vành và tránh ra ngoài vào những giờ nắng gay gắt buổi trưa. Đối với trẻ dậy thì, nên nói cho trẻ biết về nguy hại của ánh nắng và đưa ra cách phòng tránh, để trẻ hiểu và có ý thức tự bảo vệ bản thân nhiều hơn.

Cần hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời từ 10 giờ đến 16 giờ hằng ngày, bởi đây là thời điểm tia UV có cường độ mạnh nhất, kể cả khi trời có nhiều mây.

Những lưu ý khi dùng kem chống nắng cho trẻ

  • Nên chọn kem chống nắng với các thành phần lành tính với làn da của trẻ em. Chỉ số SPF có thể dao động đến 50 và nên không thấm nước. Ngoài ra, bạn có thể chọn các loại sản phẩm có càng ít thành phần như chất tạo màu, hương liệu, chất bảo quản càng tốt để hạn chế tình trạng gây kích ứng, dị ứng lên da trẻ.
  • Khi thoa kem chống nắng, chỉ nên dùng một lượng kem vừa đủ, thoa 30 phút trước khi ra nắng và thoa lại sau mỗi 2 giờ. Riêng các trường hợp sau khi bơi lội, lau cơ thể bằng khăn hoặc đổ mồ hôi nhiều cần thoa lại ngay sau đó.
  • Tăng cường chế độ ăn uống hợp lý với nhiều trái cây tươi, uống nhiều nước để vừa tăng cường chất chống oxy hoá vừa tăng cường chất dinh dưỡng cho sức khoẻ của bé.
  • Khi thoa kem chống nắng cho bé, mẹ không nên apply trực tiếp trên da bé mà nên để vào 2 lòng bàn tay mẹ, rồi mới xoa đều nhẹ nhàng lên da bé.
  • Khi bôi kem cho bé mẹ không được xịt trực tiếp kem lên da bé mà nên để vào hai lòng bàn tay mẹ, rồi xoa đều sau đó mới nhẹ nhàng bôi lên da bé.

Danh mục tin tức

Từ khóa

Facebook Google+ Top