Giỏ hàng

TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO BÉ LÚC GIAO MÙA

Tăng sức đề kháng cho bé lúc giao mùa
Hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên mỗi khi vào mùa lạnh thường bị mắc các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, sổ mũi…Để bảo vệ cơ thể cũng như ngăn ngừa các tác nhân gây hại tới cơ thể vốn còn non nớt của bé cha mẹ cần phải tăng sức đề kháng cho bé. Một số tác nhân gây hại phải kể tới như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng…khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển và gây hại khiến sức đề kháng của bé bị suy giảm. Cùng tìm hiểu các biện pháp giúp bé tăng cường sức đề kháng khi giao mùa đặc biệt là thời điểm mùa lạnh.

Tại sao cần phải tăng sức...

Tăng sức đề kháng cho bé lúc giao mùa
Hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên mỗi khi vào mùa lạnh thường bị mắc các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, sổ mũi…Để bảo vệ cơ thể cũng như ngăn ngừa các tác nhân gây hại tới cơ thể vốn còn non nớt của bé cha mẹ cần phải tăng sức đề kháng cho bé. Một số tác nhân gây hại phải kể tới như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng…khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển và gây hại khiến sức đề kháng của bé bị suy giảm. Cùng tìm hiểu các biện pháp giúp bé tăng cường sức đề kháng khi giao mùa đặc biệt là thời điểm mùa lạnh.

Tại sao cần phải tăng sức đề kháng cho bé?
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại những yếu tố có hại gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Những tác nhân đó có thể là vi khuẩn, virus, kí sinh trùng…Khi trẻ có sức dề kháng tốt các loại vi khuẩn, virus, tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài khó tấn công. Ngược lại, nếu sức đề kháng kém, hệ thống miễn dịch của cơ thể bé rệu rã, mệt mỏi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm đặc biệt khi thời tiết thay đổi, môi trường độc hại…

Với những trẻ từ 6 tháng – 4 tuổi hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên sức đề kháng kém hơn so với người trưởng thành. Do đó, trẻ rất dễ bị ốm vặt và mắc các bệnh lý về đường hô hấp, ngoài da, tai mũi họng, răng miệng, mắt, còi xương…Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tăng sức đề kháng cho bé dể bảo vệ bé khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, muốn trẻ có sức khỏe tốt cần chăm sóc trẻ đúng cách đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

Biện pháp tăng sức đề kháng cho bé 
Bổ sung đủ nước cho bé
Thời tiết lạnh vào mùa đông khiến trẻ thường lười uống nước. Tuy nhiên, đây là thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt tới hệ miễn dịch. Cha mẹ nên tập thói quen cho bé uống đủ nước mỗi ngày dù thời tiết nóng hay lạnh. Nước có vai trò rất qua trọng đối với sức khỏe giúp vận chuyển bạch cầu đi khắp cơ thể. Ngoài ra, uống nhiều nước còn có tác dụng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua tiết mồ hôi. Để giữ cho bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh cung cấp đủ nước cho bé giúp tăng cường trao đổi chất và giúp tim bơm máu một cách hiệu quả hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể đặc biệt là hệ miễn dịch. Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng hiệu quả, chúng loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể, hỗ trợ phát triển hệ xương, răng đặc biệt những bé đang bị thương vitamin C có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.

Để bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, dâu tây, đu đủ, kiwi, một số loại rau xanh…Một số trẻ không thích ăn trái cây tươi cha mẹ có thể ép hoặc xay sinh tố cho bé uống hàng ngày.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D có nhiều tác dụng đối với cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi và photpho rất tốt cho xương. Để bổ sung vitamin D cho bé cha mẹ bổ sung thực phẩm như lòng đỏ trứng, nấm, cá hồi, hàu, tôm…Ngoài ra, nên dành 15 – 30 phút để tắm nắng cho trẻ tăng cường chuyển hóa và tổng hợp vitamin D.

Tăng cường thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn

Kể tới thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn không thể nào bỏ qua sữa chua.  Sữa chua có chứa thành phần acid lactic có tác dụng gia tăng lợi khuẩn và ức chế các vi khuẩn có hại cho đường ruột từ đó giúp bé tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng thuận lợi chống lại bệnh tật hiệu quả đặc biệt là những bệnh lý phổ biến như cảm lạnh, nhiễm trùng, viêm họng…

Cha mẹ nên bổ sung cho bé sữa chua hàng ngày, nên dùng trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút giúp bé hỗ trợ tiêu hóa và đem lại giấc ngủ ngon. Nếu dùng thuốc thì chỉ được ăn sữa chua sau khi uống thuốc 2 giờ đồng hồ.

Lưu ý: không nên sử dụng sữa chua với các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích…vì có thể gây táo bón, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa…Không nên hâm sữa chua trong lò vi sóng hay ngâm trong nước sôi…vì làm như vậy khiến các lợi khuẩn có trong sữa bị tiêu diệt và sữa chua không còn tác dụng nữa.

Cho bé ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có vai trò quan trọng với sức khỏe, giúp bé láy lại sức đề kháng tốt. Cho bé ngủ một giấc sâu từ 8 – 11 tiếng mỗi đêm tùy theo độ tuổi. Giấc ngủ ngon và sâu không chỉ giúp phát triển trí tuệ, chiều cao và sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, sau giấc ngủ bé sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Ngược lại, nếu ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ không sâu sẽ làm cơ thể mệt mỏi, uể oải và dễ bị bệnh hơn.

Tiêm phòng đầy đủ
Để giúp bé có một sức khỏe tốt ngay từ khi mang thai mẹ cần tiêm phòng đầy đủ. Sau khi chào đời, cần đưa trẻ đi tiêm đúng lịch và đủ các mũi vắc xin phòng ngừa các bệnh như viêm gan B, sởi, thủy đậu, ho gà, viêm nãm Nhật Bản…Đây là biện pháp hiệu quả giúp tạo ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, tăng đề kháng bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Vận động mỗi ngày
Mỗi ngày nên dành từ 30 – 60 phút tùy theo độ tuổi để vận động giúp bé yêu khỏe mạnh, năng động và tự tạo ra kháng thể chống chọi lại các tác nhân gây hại. Vận động thường xuyên không chỉ giúp cơ thể bé khỏe mạnh mà còn giúp tinh thần vui vẻ và thoải mái hơn.

Sử dụng IMUNOGLUKAN
Để tăng sức đề kháng cho bé yêu, cha mẹ nên bổ sung các loại quả giàu vitamin C vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Hiện nay, siro tăng đề kháng imunoglukan được bổ sung vitamin C: Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh. Vitamin C tham gia vào quá trình sản xuất kháng thể và tiêu hóa các loại vi khuẩn gây bệnh. Điều đó, trẻ sẽ được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại,

Để mua sản phẩm IMUNOGLUKAN , vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi ngay đến Thuốc Bà Ty MIỄN CƯỚC 0912312120
Chế độ ăn uống tăng sức đề kháng cho bé
Chế độ ăn uống hàng ngày cho bé rất quan trọng nhưng nhiều cha mẹ thường ít quan tâm đến ăn uống như thế nào cho khoa học và tăng đề kháng. Phần lớn cha mẹ thường quan tâm tới việc con ăn những gì để ăn được nhiều nhất có thể. Dưới đây là cách ăn uống giúp tăng sức đề kháng cho bé yêu của bạn:

Cần cho bé ăn đúng giờ, đủ chất, thay đổi sao cho phù hợp với khẩu vị và sở thích của bé. Thực đơn cần đa dạng để đảm bảo hứng thú cho bé khi ăn
Không nên ướp lạnh thức ăn, đồ uống của bé vì thức ăn lạnh khiến trẻ dễ bị viêm họng, kích ứng hô hấp gây ho, viêm phổi…khiến sức đề kháng của bé suy giảm.
Thực đơn cần đầy đủ các chất: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất để bổ sung dinh dưỡng cho bé.
Thực phẩm giàu tinh bột như gạo, nui, các loại đậu, khoai…giàu năng lượng cần thiết giúp bé khỏe mạnh và giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Bên cạnh đó, tinh bột giúp duy trì cảm giác no lâu giúp bé hạn chế các đồ ăn không có lợi cho sức khỏe như bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn nhanh…
Bữa ăn nên bổ sung cá thường xuyên vì cá có chứa chất oxy hóa rất tốt cho hệ miễn dịch. Với món cá mẹ có thể chế biến được rất nhiều món ngon như cháo, hấp, kho,…
Thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ
Dưới đây là những thực phẩm cần thiết cho hệ miễn dịch của bé nên bổ sung trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Các loại trái cây

Một số loại trái cây giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ nên bổ sung ngay trong thực đơn hàng ngày nhé.

Cam, quýt: Các loại trái cây họ cam, quýt giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho bé, tránh được sự tấn công của virus gây bệnh vào mùa đông.
Chuối: Là loại quả rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng cao vitamin B6, chất xơ tiêu hóa và kali. Những chất này có tác dụng tuyệt vời giúp ngăn ngừa cảm cúm. Nhưng cần lưu ý, không nên cho bé ăn quá nhiều chuối, bình thường nên cho bé ăn 1 quả/ngày.
Việt quất: Là trái cây giàu vitamin C có tác dụng phòng ngừa các bệnh lý gây viêm nhiễm.
Táo: Thời tiết lạnh vào mùa đông khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp như ho, hen suyễn. Cha mẹ nên bổ sung táo vào thực đơn cho bé giúp hỗ trợ cải thiện sức đề kháng ngăn ngừa mắc các bệnh lý về hô hấp.
Khoai lang, khoai tây: Là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào cho bé yêu của bạn. Nhờ vị ngọt mà mẹ có thể chế biến thành nhiều món ngon cho bé và phù hợp với nhiều lứa tuổi.

Cá hồi: Là thực phẩm có chứa dồi dào omega – 3 có tác dụng tích cực tới trí não của bé. Ngoài ra, trong cá hồi còn chứa vitamin D, B, E và các vi tố kẽm, đồng, sắt… tác dụng tích cực đến sức đề kháng của trẻ vào mùa đông lạnh.

Thịt gà: Thực phẩm bổ dưỡng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé vì giàu protein. Cần lưu ý, chỉ cho bé ăn với lượng vừa đủ không nên ăn quá nhiều khiến bé tăng cân.

Cải xoăn: Cải xoăn có chứa sắt, vitamin A và C, nếu bé đang ăn cháo bạn có thể xay nhuyễn hoặc hầm chung với cháo

Yến mạch: Các thành phần có trong yến mạch phải kể tới mangan, sắt, kẽm, photpho, selen,…Mẹ có thể cho bé ăn yến mạch vào buổi sáng sẽ hạn chế những bữa ăn vặt của bé trước bữa ăn chính.

Biện pháp phòng chống dịch bệnh lúc giao mùa

Để phòng chống dịch bệnh lúc giao mùa cho bé và gia đình nên thực hiện các biện pháp sau:

Khi trời chuyển lạnh cần giữ ấm cơ thể, mặc ấm cho trẻ khi ra ngoài trời đặc biệt là bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang có bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như sởi, ho gà, não mô cầu, cúm..
Thực hiện ăn chín, uống sôi, thực đơn cần cân đối giữa các nhóm dinh dưỡng như: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng, thực hiện tốt vệ sinh môi trường sống.

Danh mục tin tức

Từ khóa

Facebook Google+ Top